Trách nhiệm dân sự cúa pháp nhân được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào?

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là một chế định cần thiết vì pháp nhân là một chủ thể mang tư cách độc lập, có thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự. Vậy nên pháp luật đã có những quy định rõ ràng về trách nhiệm dân sự của pháp nhân. Mời bạn cùng Phaplynhanh.vn tìm hiểu về trách nhiệm dân sự của pháp nhân qua bài viết dưới đây.

Trường hợp nào pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:

1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trong quá trình hoạt động, pháp nhân tham gia các quan hệ dân sự với tư cách chủ thể và pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Cũng cần lưu ý, pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm nếu người đại diện của pháp nhân thực hiện đúng phạm vi, thẩm quyền đại diện của mình. Nếu người đại diện của pháp nhân thực hiện việc đại diện sai, vượt quá thẩm quyền thì pháp nhân không phải chịu trách nhiệm mà trách nhiệm thuộc về cá nhân có hành vi vi phạm.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Ví dụ: Trường hợp thành lập doanh nghiệp người thành lập doanh nghiệp phải ký các hợp đồng phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này tuy do người đại diện của pháp nhân thực hiện, xác lập nhưng sẽ do pháp nhân chịu trách nhiệm.

Quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân và các thành viên

Khoản 2, khoản 3  Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm dân sự của pháp nhân và các thành viên như sau:

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Một trong những đặc điểm cơ bản của pháp nhân là sự độc lập về tài sản so với các chủ thể khác và với chính các thành viên của pháp nhân. Do đó, trách nhiệm dân sự của pháp nhân được thực hiện trong phạm vi tài sản của chính pháp nhân.

Pháp nhân là một chủ thể độc lập khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, nhân danh mình và chịu trách nhiệm cho hành vi của mình nên phải có trách nhiệm dân sự của pháp nhân.

Cá nhân cũng tương tự pháp nhân, khi có đủ năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về những hậu quả do hành vi của mình gây ra. Nếu cá nhân không nhân danh pháp nhân tham gia vào các giao dịch dân sự thì nghĩa vụ phát sịnh từ các giao dịch này sẽ do cá nhân chịu trách nhiệm.

Nói tóm lại, nếu người của pháp nhân không nhân danh pháp pháp nhân xác lập các quan hệ dân sự thì pháp nhân không chịu các trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự đó, và ngược lại.

Trên đây là bài viết tham khảo của Phaplynhanh.vn về trách nhiệm dân sự của pháp nhân. Phaplynhanh.vn luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Phaplynhanh.vn nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục. Phaplynhanh.vn hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận