Quy định về tội sử dụng trái phép tài sản

Hiện nay, nhiều người có hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như sự không biết rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình hoặc sự thiếu ý thức về tác động của hành vi trái phép. Sau đây, Luật sư ADB SAIGON mời bạn nghiên cứu bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn tội sử dụng trái phép tài sản của người khác nhé!

Sử dụng trái phép tài sản là gì?

Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là hành vi khai thác lợi ích của tài sản (hay khai thác giá trị sử dụng của tài sản) của người khác mà không được sử đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và trái với quy định của pháp luật với mục đích vì vụ lợi.

Luật sư ADB SAIGON cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa và tham gia tranh tụng các vụ án hình sự cho mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, tổ chức – doanh nghiệp khắp Việt Nam. Cho công dân từ đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đang là người bị tố giác, người bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Luật sư bào chữa của chúng tôi tham gia từ giai đoạn tiền tố tụng (lấy lời khai về tin tố giác, bị tạm giữ hình sự…) giai đoạn khởi tố vụ án, điều tra vụ án, truy tố và xét xử vụ án.

Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác - Luật sư ADB SAIGON

Mức phạt đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản

Mức phạt đối với tội sử dụng trái phép tài sản được ghi nhận cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017  như sau:

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Tài sản là bảo vật quốc gia;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

3. Tái phạm nguy hiểm.Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin tư vấn pháp luật hình sự hoặc cần luật sư tư vấn ly hôn nhanhthủ tục khai nhận di sản thừa kế… có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0907 520 537, qua zalo hoặc nhắn tin qua Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Bài viết khác có liên quan

Án tích là gì? Khi nào được xoá án tích?

Quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không?

Quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Quy định về tội đánh bạc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *