Quy định về tội cướp biển

Tội cướp biển được bộ luật hình sự Việt Nam quy định như thế nào? Mức tối đa khung hình phạt đối với tội cướp biển là bao nhiêu? Cùng luật sư ADB SAIGON tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tội cướp biển là gì?

Tội cướp biển là hành vi cướp tàu, thuyền, tài sản trên tàu, thuyền xảy ra trên biển.

Cướp biển còn gọi là hải tặc.

Hành vi của một nhóm người sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sẽ sử dụng vũ lực để tấn công các tàu thuyền hoạt động ở trên biển nhằm chiếm đoạt những tài sản của họ đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản ở trên biển (thường được gọi là tội cướp biển). Đây là loại tội phạm rất nguy hiểm, nó đã từng làm đau đầu các lực lượng Cảnh sát biển của nhiều quốc gia. Bởi vậy, nhiều Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã cùng nhau hợp tác và liên kết để phòng, chống nhằm ngăn chặn bọn hải tặc gây ra tội phạm này ở trên các vùng biển.

Tội cướp biển-Luật sư ADB SAIGON

Quy định về Tội cướp biển

Tội cướp biển được quy định tại Điều 302 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:

Điều 302. Tội cướp biển

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;

b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồ

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Bài viết khác có liên quan

Quy định về tội khủng bố

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

Quy định về Tội cản trở giao thông đường sắt.

Quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tội chiếm đoạt chất ma túy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *