Pháp nhân là gì? Điều kiện để thành lập pháp nhân theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015?

Pháp nhân là một chủ thể đặc biệt được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Vậy pháp luật quy định về pháp nhân và điều kiện để thành lập pháp nhân như thế nào? Mời bạn hãy cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Khái niệm về pháp nhân?

Quy định về pháp nhân được nêu tại Điều 74, Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 74. Pháp nhân

1.Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2.Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân.

Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác. 

Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Pháp nhân là gì, điều kiện thành lập pháp nhân-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Điều kiện để thành lập pháp nhân được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức muốn trở thành pháp nhân thì phải đáp ứng đủ các điều kiện thành lập pháp nhân sau:

  • Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật 

Pháp nhân không thể là một người, pháp nhân phải là một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

  • Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:

“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

Một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ hoặc quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân. 

  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Pháp nhân là một tổ chức có tư cách chủ thể độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nên pháp nhân bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập pháp nhân mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà pháp nhân xác lập.

  • Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập là một trong những điều kiện quan trọng để có tư cách pháp nhân.

Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên bắt buộc nó có thể tự nhân danh chính mình.

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật.

Ai có thể thành lập pháp nhân

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 các đối tượng sau có thể thành lập pháp nhân:

“2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trên đây là các thông tin phổ biến pháp luật về pháp nhânđiều kiện để thành lập pháp nhân. Lut sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận