Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào?

Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết? Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ quyết định tuyên bố chết là như thế nào? Mời bạn hãy cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Khi nào thì được hủy bỏ quyết định tuyên bố chết?

Theo quy định tại Khoản 1 điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau:

“1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.”

Căn cứ theo quy định trên, Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố chết đối với một cá nhân trong các trường hợp sau:

  • Cá nhân bị tuyên bố chết trở về
  • Có tin tức xác thực là người đó còn sống

Tòa án không tự động hủy bỏ quyết định tuyên bố chết với một cá nhân mà cần có đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố chết của chính cá nhân bị tuyên bố chết hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan.

Hủy quyết định tuyên bố chết-Hỗ trợ, tư vấn pháp ly nhanh

Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố chết?

Hậu quả về mặt nhân thân

Căn cứ Khoản 2 điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì các mối quan hệ nhân thân của cá nhân đã bị tuyên bố chết được khôi phục khi được hủy bỏ quyết định tuyên bố chết, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, b Khoản 2 điều 73 Bộ luật Dân sự 2015.

“a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.”

Hậu quả về mặt tài sản

Theo quy định tại khoản 3, 4 điều 73 Bộ luật Dân sự 2015

“3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.”

Khi người bị tuyên bố chết mà được xác định còn sống và quay lại, họ có quyền yêu cầu những người đã được chia thừa kế tài sản của họ trả lại phần tài sản hiện còn. Nếu người hưởng thừa kế họ mà chết biết họ còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; ngoài ra nếu nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lưu ý: Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chết với cá nhân phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch (Khoản 5 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015).

Trên đây là thông tin pháp luật về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết với một cá nhân mà Lut sư ADB SAIGON muốn gửi tới bạn đọc. Lut sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *