Hình thức, mục đích của giao dịch dân sự theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015?

Giao dịch dân sự là những giao dịch thường thấy trong đời sống hàng ngày. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mục đích của giao dịch dân sựhình thức của giao dịch dân sự. Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về mục đích, hình thức của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Hình thức của giao dịch dân sự

Căn cứ theo điều 119 Bộ luật dân sự 2015 hình thức giao dịch dân sự được quy định như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2.Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Hình thức của giao dịch dân sự được hiểu là cách thức biểu hiện ra bên ngoài những nội dung của một giao dịch dưới dạng hữu hình. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Hình thức giao dịch bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch dân sự được thực hiện hoặc chấm dứt ngay sau khi thực hiện hay các giao dịch có giá trị nhỏ lẻ (như mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa những chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quan hệ thân thiết.

Hình thức giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập bằng văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Trong trường hợp pháp luật quy định chỉ được thể hiện bằng một trong ba hình thức: văn bản có công chứng, văn bản có  chứng thực hoặc văn bản có đăng ký thì các bên chỉ được lựa chọn duy nhất một hình thức đó, hoặc ngược lại.

Do vậy đối với các giao dịch dân sự cần thể hiện bằng văn bản này thì cần có hướng dẫn cụ thể khi thực hiện pháp luật.

Hình thức, mục đích của giao dịch dân sự-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Mục đích của giao dịch dân sự là gì ?

Điều 118 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mục đích của giao dịch dân sự như sau:

Điều 118. Mục đích của giao dịch dân sự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp, hợp đạo đức xã hội phản ánh mong muốn mà các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ trong văn bản giao dịch hoặc được biểu hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao dịch. Mục đích là tiền đề và là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch dân sự. Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng với ý chí thực của các bên trong giao dịch.

Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Vậy nên mục đích của giao dịch dân sự luôn mang tính pháp lí (mục đích pháp lí). Mục đích pháp lí sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về mục đích, hình thức của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận