Giao dịch dân sự có điều kiện theo Bộ luật Dân sự 2015?

Ở bài viết trước, chúng ta đã đi tìm hiểu về giao dịch dân sự? Vậy còn giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Pháp luật quy định như thế nào về giao dịch dân sự có điều kiện. Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự

Giao dịch dân sự có điều kiện-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Giao dịch dân sự có điều kiện là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 120 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau:

Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

1.Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2.Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Theo đó, có thể hiểu rằng giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định.

Điều kiện của giao dịch do chủ thể xác lập giao dịch xác định ra, điều kiện đó phải là điều kiện được hình thành trong tương lai. Sự kiện này phải hợp pháp, mang tính khách quan. Nếu sự kiện này chịu tác động chủ quan từ các chủ thể tham gia giao dịch thì sự kiện này sẽ không được tính.

Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.

Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện

Ví dụ 1: A hứa thưởng cho B một chiếc xe máy nếu B đỗ đại học. Trong trường hợp B đỗ đại học thì xảy ra hậu quả pháp lý là A sẽ thưởng cho B một chiếc xe máy. Nếu B không đỗ đại học thì hậu quả pháp lý sẽ không xảy ra.

Trong trường hợp trên là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh (B đỗ đại học), việc xảy ra điều kiện đó sẽ làm phát sinh hiệu lực của giao dịch ( A tặng B một chiếc xe máy).
Ví dụ 2. Công ty TNHH A mua bán hàng hóa với Công ty TNHH B. Hợp đồng được ký kết bởi hai bên có điều khoản quy định rằng bên bán phải giao hàng đúng thời gian, chất lượng và số lượng, nếu không giao dịch sẽ bị hủy bỏ.

Trường hợp này là giao dịch dân sự có điều kiện hủy bỏ (bên bán giao hàng không đúng thời gian, chất lượng, số lượng), việc phát sinh điều kiện hủy bỏ sẽ làm hiệu lực của giao dịch bị hủy bỏ, nếu không phát sinh sinh điều kiện hủy bỏ (bên bán giao hàng đúng thời gian, chất lượng và số lượng) giao dịch vẫn sẽ có hiệu lực.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận