Khi nào thì chuyển giao giám hộ? Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển giao giám hộ như thế nào?

Chuyển giao giám hộ có thể được coi là hậu quả pháp lý của việc thay đổi người giám hộ. Bộ luật Dân sự 2015 có một số quy định về việc chuyển giao giám hộ mà các bên tham gia phải tuân theo. Mời bạn hãy cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Các trường hợp chuyển giao giám hộ

Điều 61 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, giám hộ cũng có thể được chuyển giao. Các trường hợp cần chuyển giao giám hộ có thể liệt kê đến như các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015. Có thể nói việc chuyển giao giám hộ là hậu quả pháp lý của việc thay đổi người giám hộ.

Theo quy định trên, việc chuyển giao giám hộ được diễn ra trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất, người giám hộ không còn đủ các điều kiện người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể đại diện để giám hộ, có những điều kiện cần thiết như phẩm chất đạo đức, không thuộc trường hợp người bị kết án, truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Trường hợp thứ hai, người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ được hành vi, mất năng lực hành vi dân sự; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại; Tòa án tuyên bố mất tích.
  • Trường hợp thứ ba, người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ (được quy định tại Điều 55 Bộ luật dân sự 2015) như người giám hộ không chăm sóc, giáo dục người được giám hộ, quản lý tài sản của người được giám hộ nhưng không hoàn thành như sử dụng ngoài thẩm quyền của mình.
  • Trường hợp thứ tư, người giám hộ nhận thấy không còn khả năng giám hộ gửi đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ thay thế.

Chuyển giao giám hộ được quy định như thế nào-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Quy định về chuyển giao giám hộ

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2015 về việc chuyển giao giám hộ, thì việc chuyển giao giám hộ phải đảm bảo một số quy định về hình thức, thời hạn chuyển giao và thành phần chứng kiến.

Trong trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì phải đảm bảo các quy định về người lập biên bản chuyển giao giám hộ, nội dung biên bản chuyển giao và người chứng kiến quá trình chuyển giao.

Căn cứ Điều 61 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc chuyển giao giám hộ như sau:

Thời hạn chuyển giao giám hộ

Theo khoản 1, Điều 61 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì thời hạn người giám hộ cũ phải chuyển giao việc giám hộ cho người giám hộ mới là trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định được người giám hộ mới. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của người được giám hộ bởi các cá nhân này cần nhanh chóng được chăm sóc, bảo đảm thông qua hành vi của người giám hộ. Nếu thời hạn chuyển giao càng dài thì càng ảnh hưởng đến người được giám hộ.

Hình thức chuyển giao giám hộ

Khoản 2, Điều 61 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc giám hộ phải được lập thành văn bản, có ghi rõ nội dung:

  • Lý do chuyển giao;
  • Tình trạng tài sản;
  • Vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Việc chuyển giao giám hộ phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của cơ quan cử, chỉ định người giám hộ và người giám sát việc giám hộ.

Văn bản chuyển giao là cơ sở để xác định trách nhiệm của người giám hộ cũ cũng như người giám hộ mới khi xác định tình trạng của các vấn đề liên quan đến người được giám hộ. Sự chứng kiến của các chủ thể được yêu cầu nhằm đảm bảo tính khách quan, chân thực của các nội dung được chuyển giao.

Quy định về chuyển giao người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015

Khoản 3, Điều 61 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chuyển giao người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 như sau

Biên bản chuyển giao giám hộ nếu thuộc trường hợp phải thay đổi người giám hộ cử do không còn đáp ứng đủ điều kiện giám hộ thì được lập bởi cơ quan cử, chỉ định người giám hộ và ghi rõ các nội dung:

  • Tình trạng tài sản của người được giám hộ
  • Vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ;
  • Quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ.

Biên bản này là cơ sở pháp lý chứng minh việc chuyển giao giám hộ cho người giám hộ mới, được lập dưới sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về chuyển giao giám hộ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin tư vấn pháp luật hình sự hoặc cần luật sư tư vấn ly hôn nhanhthủ tục khai nhận di sản thừa kế… có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0907 520 537, qua zalo hoặc nhắn tin qua Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong.

Để lại một bình luận