Quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao động giữa các bên cũng sẽ không còn tồn tại. Vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động các bên có trách nhiệm gì? Hãy cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Khái quát về việc chấm dứt hợp đồng lao động 

Hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động. Là do ý chí của cả hai bên chủ thể trong quan hệ lao động quyết định. Điều đó có nghĩa các bên chủ thể trong quan hệ lao động thống nhất với nhau, đồng thuận với nhau và cùng nhất trí việc chấm dứt hợp đồng.

Việc chấm dứt hợp đồng lao động được biểu hiện dưới hình thức hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng hoặc hai bên thống nhất trước với nhau công việc phải hoàn thành trong hợp đồng và khi công việc được hoàn thành thì hợp đồng lao động sẽ chấm dứt.

Quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

Theo đó:

  1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ phaplynhanh.vn

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật bảo hiểm xã hội, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0933450431 hoặc 0907520537

Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Tìm hiểu thêm một số chuyên đề liên quan quý bạn đọc có thể quan tâm:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Đình công không đúng trình tự, thủ tục quy định thì giải quyết thế nào?

Bao nhiêu người đồng ý đình công thì mới được quyền đình công?

Có cần lấy ý kiến người lao động khi đình công không?

Nghĩa vụ chứng minh trong xử lý kỷ luật lao động thuộc về ai?

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *