Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi: Chào Phaplynhanh.vn, hiện tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn và giúp đỡ từ phía công ty. Phaplynhanh.vn cho tôi hỏi: Theo tôi được biết, pháp luật quy định một tổ chức tôn giáo cần có tên gọi để phân biệt? Vậy pháp luật quy định như thế nào về tên của tổ chức tôn giáo? Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngọc Hân – SĐT: 0943.634.***
Trả lời: Chào bạn Hân, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và thắc mắc tới chúng tôi. Về câu hỏi của bạn Phaplynhanh.vn xin được trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 25 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về tên của tổ chức tôn giáo như sau:
“Điều 25. Tên của tổ chức tôn giáo
1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
3. Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
4. Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.
5. Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này chấp thuận.
6. Tổ chức tôn giáo trực thuộc thay đổi tên thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này chấp thuận.”
Căn cứ theo quy định của pháp luật, tên của tổ chức tôn giáo được quy định như sau:
– Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
– Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
– Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
– Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.
– Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 chấp thuận, cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh)
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương (đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh)
Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi pháp luật quy định như thế nào về tên của tổ chức tôn giáo? mà bạn đọc thắc mắc và gửi về cho Phaplynhanh.vn.
Phaplynhanh.vn luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0377377877, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
[Tìm hiểu thêm…]
Tín ngưỡng và tôn giáo giống và khác nhau như thế nào?
Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?
Đang bị phạt tù có được sử dụng kinh sách hay không?
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng được pháp luật quy định như thế nào?
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng theo quy định của pháp luật?
Hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được quy định thế nào?
Trân trọng !
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com