Khái niệm quyền xác định lại giới tính? Quyền xác định lại giới tính được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015

Mỗi người sinh ra đều mang một giới tính. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều người phải nhờ sự can thiệp của y tế để xác định lại giới tính của mình. Theo pháp luật dân sự, quyền xác định lại giới tính được ghi nhận là một trong những quyền nhân thân của con người. Mời bạn cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về quyền xác định lại giới tính qua bài viết dưới đây.

Quyền xác định lại giới tính của cá nhân

Theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.”

Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Theo khái niệm trên, giới tính trước hết là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ thể hiện qua cơ quan sinh dục, hooc-mon và nhiễm sắc thể.

Cần chú ý rằng, giới tính không phải là nói về giới. Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành.

Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ.

Quyền xác định lại giới tính của cá nhân -Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Khi nào cá nhân có quyền xác định lại giới tính

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định “Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.”

Từ quy định trên có thể hiểu được rằng cá nhân có quyền xác định lại giới tính nếu thỏa mãn điều kiện giới tính của cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh hoặc giới tính của cá nhân chưa định hình chính xác và cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

“Khuyết tật bẩm sinh” về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;

“Giới tính chưa được định hình chính xác” là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính.

Thủ tục xác định lại giới tính

Văn bản trực tiếp điều chỉnh việc xác định lại giới tính là Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính; Thông tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24/5/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một sổ điều của Nghị định sổ 88/2008/NĐ-CP.

Nguyên tắc xác định lại giới tính

  • Bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình;
  • Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính;
  • Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ.

Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính

Theo điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:

Nếu xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; nếu xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

  • Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.

Quy trình xác định lại giới tính

Bước 1: Đề nghị xác định lại giới tính

Bước 2: Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính:

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận y tế:

Bước 4: Đăng ký hộ tịch sau khi xác định lại giới tính.

Đăng ký thay đổi hộ tịch khi xác nhận lại giới tính.

Căn cứ khoản 3 Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015

“Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP thì

“Điều 11. Căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính

Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Trên đây là những thông tin tham khảo về quyền xác định lại giới tính theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu bạn đang cần tìm Công ty Luật uy tín hỗ trợ các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai… Bạn có thể liên hệ tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON để chúng tôi hỗ trợ.

Để lại một bình luận