Trong hợp đồng mượn tài sản, các bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ nhất định cần phải tuân theo. Vậy nghĩa vụ của bên mượn tài sản được Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như thế nào? Mời bạn cùng Pháp lý nhanh tìm hiểu qua bài viết sau
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:
“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy pháp luật ghi nhận nghĩa vụ của bên mượn chính là để bảo vệ lợi ích của bên cho mượn. Cụ thể, bên mượn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
– Một là, nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản mượn. Nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản được thể hiện ở việc sử dụng tài sản đúng mục đích, công dụng của tài sản; đảm bảo nguyên vẹn tình trạng, chất lượng tài sản như khi mượn.
– Hai là, nghĩa vụ không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản. Tình trạng của tài sản được xác định dựa trên trạng thái bên ngoài và chất lượng bên trong. Trong thời hạn mượn tài sản, bên mượn không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản nếu bên cho mượn không đồng ý.
– Ba là, nghĩa vụ sửa chữa tài sản bị hư hỏng thông thường. Những hư hỏng thông thường là những hư hỏng phổ biến có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản. Vì vậy, khi khai thác, sử dụng tài sản mượn mà xảy ra những lỗi này thì bên mượn có nghĩa vụ phải sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
– Bốn là, nghĩa vụ không được cho người khác mượn lại. Bên mượn tài sản chỉ được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, họ là chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản. Mà việc cho mượn lại tài sản là quyền định đoạt tài sản mà chỉ có chủ sở hữu mới được thực hiện. Do đó, bên mượn không được cho người khác mượn nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn tài sản.
– Năm là, nghĩa vụ trả lại tài sản đúng hạn. Thời hạn trả lại tài sản được các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Theo đó, bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản đúng thời hạn theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thì thời hạn trả tài sản được xác định là khi mục đích sử dụng tài sản đã hoàn thành, bên mượn phải trả lại tài sản cho bên có tài sản cho mượn.
Trên đây là bài viết tham khảo về nghĩa vụ của bên mượn tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Phaplynhanh.vn luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0377 377 877, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
[Tìm hiểu thêm…]
Khái niệm hợp đồng mượn tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Đặc điểm của hợp đồng mượn tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015?
Đối tượng và hình thức của hợp đồng mượn tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015
Trân trọng !
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com