Hoa lợi và lợi tức là 2 cụm từ xuất hiện khá nhiều trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa của các cụm từ này. Vậy hoa lợi và lợi tức là gì? Pháp luật quy định về hoa lợi và lợi tức như thế nào? Cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
Khái niệm hoa lợi và lợi tức
Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hoa lợi và lợi tức như sau:
“Điều 109. Hoa lợi, lợi tức
1.Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
2.Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.”
Theo đó, có thể hiểu hoa lợi là sản vật tự nhiên do sự phát triển tự nhiên có tính chất hữu cơ thu được từ vật ban đầu, từ trồng trọt hoặc từ chăn nuôi mà thu được như trứng, hoa củ quả,…
Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản , hoặc từ hoạt động đầu tư kinh doanh hoặc có thể xuất phát từ việc một khoản chứng khoán hoặc có thể là khoản tiền lãi thu được từ việc cho vay hoặc tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tín dụng.
Chẳng hạn, cho thuê căn nhà với giá 1 triệu đồng thì 1 triệu đồng là lợi tức. Lợi tức có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung thì nó đều có bản chất chung là 1 khoản giá trị thu được từ khai thác tài sản và có thể quy đổi thành tiền.
Một số quy định về hoa lợi và lợi tức
Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
Căn cứ theo Điều 224 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức như sau:
“Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”
Theo quy định trên, quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức chính là một quyền lợi được pháp luật bảo vệ cho chủ sở hữu hoặc người sử dụng tài sản đối với những tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức. Và thông thường thì những tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức chính là những loại cây trồng, hay những giao dịch trên thị trường chứng khoán….
Hoa lợi và lợi tức trong giao dịch bảo đảm
- Hoa lợi và lợi tức trong giao dịch cầm cố:
– Bên nhận cầm cố có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu các bên có thỏa thuận.
– Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(khoản 3 Điều 313, khoản 3 Điều 314, Điều 316 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hoa lợi và lợi tức trong giao dịch thế chấp
Bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
(Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hoa lợi và lợi tức trong giao dịch cầm giữ tài sản:
Bên cầm giữ tài sản được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
(Khoản 3 Điều 348 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hoa lợi và lợi tức trong giao dịch bảo lưu quyền sở hữu:
Bên mua tài sản trong giao dịch bảo lưu quyền sở hữu được quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
(Khoản 1 Điều 333 Bộ luật Dân sự 2015)
Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức của người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015.
(Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015)
Quyền hưởng hoa lợi và lợi tức của người hưởng dụng
– Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.
– Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
(Điều 264 Bộ luật Dân sự 2015)
Hoa lợi, lợi tức khi phân chia di sản theo di chúc
Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015)
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Hoa lợi và lợi tức theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com