Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015?

Giao dịch dân sự là những giao dịch thường thấy trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên để giao dịch đó được xem là hợp pháp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Vậy, điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực được quy định như thế nào? Mời bạn cùng Phaplynhanh.vn tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Khái niệm về giao dịch dân sự?

Theo căn cứ tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trong định nghĩa trên ta có thể hiểu:

  • Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
  • Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Giao dịch dân sự là một trong các sự kiện pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh hậu quả pháp lý. Phổ biến nhất là hợp đồng dân sự với hai hay nhiều bên tham gia. Để giao dịch đó có hiệu lực pháp luật thì khi xác lập giao dịch cần phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định.

Quy định pháp luật về giao dịch dân sự-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2.Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Các điều kiện để một giao dịch có hiệu lực gồm:

  • Điều kiện về năng lực của chủ thể
  • Điều kiện về thái độ của chủ thể mang tính tự nguyện
  • Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch
  • Điều kiện về hình thức của giao dịch (nếu có)

Căn cứ quy định trên, ta có thể thấy giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện như: người tham gia giao dịch đó có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch đó không được trái với quy định pháp luật, trái với đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch đó hoàn toàn tự nguyện; hình thức giao dịch đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về giao dịch dân sự và điều kiện để giao dịch đó có hiệu lực theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage:Luật sư Bình Dương của phaplynhanh.vn Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.

Luật sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận