Giám hộ là gì? Giám hộ được quy định thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015

Giám hộ là một chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Chế định này điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Mời bạn cùng Luật sư ADB Saigontìm hiểu thêm quy định về Giám hộ qua bài viết dưới đây.

Khái niệm về giám hộ

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:

“1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”

Như vậy có thể hiểu, giám hộ tức là việc một cá nhân hoặc một pháp nhân có đủ các điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho hoặc được lựa chọn để chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng như là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

Chế định này nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.

Giám hộ là gì-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Quy định về việc giám hộ theo Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ khoản 2, Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người phải có sự đồng ý của người được giám hộ nếu họ có đủ năng lực thể hiện ý chí của bản thân ngay tại thời điểm yêu cầu.

Điều này thể hiện sự để cao, tôn trọng quyết định của người có khó khăn trong nhận, thức làm chủ hành vi.

Theo, khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015,

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Nghĩa là việc này phải được đăng ký với cơ quan nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hộ tịch, từ đó xác định được quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tintư vấn pháp luật hình sựhoặc cầnluật sư tư vấn ly hôn nhanh,thủ tục khai nhận di sản thừa kế… có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline:0907 520 537, qua zalo hoặc nhắn tin qua Fanpage://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *