Giải thể pháp nhân là gì? Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể được BLDS 2015 quy định thế nào?  

Khi giải thể pháp nhân thì pháp nhân phải thực hiện nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật. Vậy đối với trường hợp giải thể pháp nhân thì việc thanh toán tài sản của pháp nhân giải thể theo quy định của BLDS 2015 cụ thể như thế nào? Mời bạn cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu về vấn đề giải thể pháp nhân và thanh toán tài sản của pháp nhân khi giải thể pháp nhân qua bài viết dưới đây.

Khái niệm giải thể pháp nhân

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại tư cách pháp nhân nữa. Theo đó người đại diện của pháp nhân phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của pháp nhân với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các trường hợp giải thể pháp nhân

Theo quy định tại khoản 1 điều 93 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • Theo quy định Điều lệ hoạt động của pháp nhân
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Hết thời hạn hoạt đọng được ghi trong Điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Các trường hợp giải thể khác theo quy định của pháp luật

Lưu ý: Trước khi giải thể, pháp nhân cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản. Đây là điều kiện pháp nhân cần thực hiện để được giải thể. (khoản 2 điều 93 Bộ luật Dân sự 2015)

Quy định về giải thể pháp nhân-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Quy định về thanh toán tài sản khi pháp nhân giải thể?

Thứ tự thanh toán

Khi pháp nhân giải thể, tài sản của pháp nhân được thanh toán theo thứ được quy định Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Chi phí giải thể pháp nhân: các khoản chi phí có thể cần phải thanh toán là các khoản chi phí trong việc làm, thủ tục giải thể hoặc tiền thuê tư vấn pháp lý về giải thể và nếu trong trường hợp phải giải quyết hậu quả của việc giải thể.
  • Các khoản chi phí thanh toán cho người lao động như thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động đã tham gia đóng góp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Thanh toán khoản nợ thuế và các khoản nợ khác có thể là khoản nợ mà pháp nhân đã nợ cá nhân, pháp nhân khác trong quá trình hoạt động của mình.

Việc thanh toán theo thứ tự từng khoản này có thể hiểu sau khi thực hiện chi phí giải thể pháp nhân, tài sản còn lại ưu tiên thanh toán cho người lao động và sau đó mới dùng để thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác của pháp nhân.

Xử lý tài sản còn lại sau thanh toán

Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ các trường hợp sau:

  • Pháp nhân giải thể là quỹ xã hội, quỹ từ thiện: trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định trên, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
  • Các quy định khác của pháp luật.

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương. Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục. Lut sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLut sư Dân sLuật sư Doanh NghiệpLut sư Kinh doanh Thương mi, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận