Chấm dứt tồn tại pháp nhân được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào?

Chấm dứt tồn tại pháp nhân là trường hợp một pháp nhân chấm dứt tư cách chủ thể và chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Vậy chấm dứt tồn tại của pháp nhân được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn cùng Lut sư ADB SAIGON tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chấm dứt tồn tại pháp nhân trong trường hợp nào?

Theo quy định tại  khoản 1 Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015

1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Chấm dứt tồn tại của pháp nhân-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Căn cứ quy định trên có thể xác định, pháp nhân chấm dứt  tồn tại trong các trường hợp sau đây:

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi hợp nhất pháp nhân

 Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi sáp nhập pháp nhân

Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác.

Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi chia pháp nhân

Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi tách pháp nhân

Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi chuyển đổi hình thức của pháp nhân

Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Chuyển đổi hình thức pháp nhân không phải là thành lập lại pháp nhân trên cơ sở pháp nhân được chuyển đổi, mà trước và sau khi chuyển đổi nó vẫn là pháp nhân đó. 

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi giải thể pháp nhân

Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:Theo quy định của điều lệ; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật

  • Chấm dứt tồn tại pháp nhân khi bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản

Pháp nhân chấm dứt tồn tại ở thời điểm nào?

Theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015

2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, thời điểm chấm dứt tồn tại của pháp nhân chính là thời điểm pháp nhân đó bị xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải quyết tài sản của pháp nhân khi pháp nhân chấm dứt tồn tại

Theo khoản 3 Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015 thì tùy từng trường hợp chấm dứt và tùy từng loại pháp nhân, khi pháp nhân chấm dứt, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0377 377 877 hoặc Fanpage:Pháp lý nhanh VN. Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục. Lut sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLut sư Dân s, Luật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận