Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ thừa kế hai chiều, theo đó khi cha, mẹ chết thì con còn sống không phân biệt con trai hay con gái, con đẻ hay con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ. Vậy, đối với quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ được quy định như thế nào?
Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi đều được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Cụ thể, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được liệt kê vào hàng thừa kế thứ nhất trong số những người thừa kế theo pháp luật, còn ở hàng thừa kế thứ hai và thứ ba chỉ dành cho những người có quan hệ huyết thống với nhau.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau sẽ được hưởng thừa kế.
Tuy nhiên, vấn đề thừa kế di sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được liệt kê ở hàng thừa kế thứ nhất, vì thế, nếu cha mẹ nuôi hoặc con nuôi chết hoặc cả cha mẹ nuôi và con nuôi đều chết thì vấn đề thừa kế di sản giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi sẽ chấm dứt. Vậy nhưng, căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Thừa kế thế vị như sau:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Nếu căn cứ theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi con nuôi chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản là cha mẹ nuôi thì cháu – tức là con của con nuôi được hưởng phần di sản mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt – tức là con của cháu được hưởng di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, vấn đề thừa kế thế vị được quy định dựa trên nguyên tắc hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên quy định thừa kế thế vị này chỉ áp dụng trong trường hợp con thừa kế di sản của cha mẹ. Vì vậy, nếu con nuôi để lại di sản thừa kế cho cha mẹ nuôi mà cha mẹ nuôi mất thì quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt. Còn nếu cha nuôi, mẹ nuôi để lại di sản thừa kế cho con nuôi mà con nuôi mất thì áp dụng theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com