NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN

Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là vấn đề cốt lõi của hoạt động góp vốn thành lập công ty. Vậy pháp luật quy định như thế nào về cách chức chuyền quyền sở hữu tài sản góp vốn? Hãy cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Loại tài sản được dùng để góp vốn khi thành lập công ty

Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, cá nhân, tổ chức có thể dùng các tài sản sau để góp vốn thành lập công ty:

  • Có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập công ty

Căn cứ theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và cổ đông Công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

  • Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
  • Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
  • Người ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
  • Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Lưu ý: Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn có ảnh hưởng như thế nào?

Về phía doanh nghiệp, như đã đề cập, đây là bước mà doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) phải trải qua trong quá trình thành lập. Đồng thời, khi hoàn tất chuyển quyền, tài sản góp vốn sẽ trở thành tài sản của công ty. Với tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Từ góc nhìn của các chủ nợ của công ty, các tài sản đó có thể bị kê biên để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty đối với họ.

Về phía tổ chức, cá nhân góp vốn (sau đây gọi là người góp vốn), việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là căn cứ chứng minh người góp vốn đã thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị phần vốn góp mà mình cam kết góp cho công ty (tương ứng với giá trị tài sản).

Đối tượng nào phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn vào doanh nghiệp?

– Cổ đông công ty cổ phần;

– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên;

– Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

Phải chuyển quyền khi góp vốn bằng những loại tài sản nào?

  • Tiền Việt Nam;
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
  • Vàng;
  • Giá trị quyền sử dụng đất;
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Công nghệ;
  • Bí quyết kỹ thuật;
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam.

Việc chuyển quyền tài sản góp vốn có phải lập thành văn bản không?

Khi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, tùy theo loại tài sản mà các bên lập văn bản phù hợp để xác nhận việc góp vốn.

– Hợp đồng góp vốn, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, bao gồm:

  • Tàu biển
  • Phương tiện thủy nội địa
  • Tàu cá
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
  • Xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ
  • Tàu bay
  • Phương tiện giao thông đường sắt
  • Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
  • Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
  • Bất động sản: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai;
  • Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Biên bản giao nhận, đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu.

Khi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, cần phải thực hiện thủ tục gì?

Đối với các loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, người góp vốn chuyển giao tài sản cho công ty, công ty lập Biên bản giao nhận tài sản góp vốn và không cần thực hiện thủ tục nào khác.

Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, doanh nghiệp nhận góp vốn phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định của pháp luật

Luật sư ADB SAIGON luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người lao động xuyên suốt trong quá trình hoạt động và luôn tư vấn nhiệt tình, tân tâm, giải đáp mọi vấn đề về lĩnh vực lao động nhanh chóng. Ngoài dịch vụ luật sư cho Doanh nghiệp, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phươngthủ tục khai nhận di sản thửa kếtư vấn pháp luật hình sự

Xem thêm bài viết tại website hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận