Nhập hoặc tách vụ án trong bộ luật tố tụng dân sự quy định gì?

Nhập hoặc tách vụ án dân sự là Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

Cơ sở pháp lý

Điều 42 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nhập hoặc tách vụ án trong bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nhập hoặc tách vụ án trong bộ luật tố tụng dân sự quy định gì - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

– Nhập vụ án là gì?

 Là việc Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết.

Những vụ án khởi kiện về nhiều quan hệ pháp luật mà các quan hệ pháp luật này có liên quan với nhau, giúp cho Tòa án giải quyết vụ án được nhanh chóng, hiệu quả hơn thì các vụ án sẽ được nhập lại để giải quyết.

Ví dụ: Tòa án có thể nhập vụ án ly hôn và chia tài sản vợ chồng với vụ án đòi nợ của chủ nợ đối với vợ chồng đó.

– Tách vụ án là gì?

Là Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án để giải quyết.

Tách vụ án được thiết lập nhằm tạo điều kiện cho Tòa án có thể nhanh chóng giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp trong số nhiều quan hệ pháp luật trong cùng một vụ án.

Ví dụ: trường hợp nhiều người khởi kiện đòi nợ một người về khoản nợ riêng biệt được vay vào các thời điểm khác nhau thì Tòa án có thể tách vụ án ra để giải quyết.

Việc nhập hoặc tách vụ án

Việc nhập hoặc tách vụ án - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Việc nhập hoặc tách vụ án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án.

2. Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về thẩm quyền nhập hoặc tách vụ án dân sự

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 47 BLTTDS năm 2015 thì Chánh án có quyền ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự. Quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự là quyết định trong tố tụng dân sự nên Chánh án là người có thẩm quyền nhập hoặc tách vụ án dân sự.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Nhập hoặc tách vụ án trong bộ luật tố tụng dân sự quy định gì? theo quy định của Bộ tố tụng luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGONluôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage:Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.

Luật sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận