Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng dân sự?

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án trong quá trình xét xử việc dân sự, tuỳ theo từng vụ án mà tòa án ra bản án hoặc các quyết định tố tụng nhằm giải quyết vụ án.

Bản án và quyết định của toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành.

Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng ra sao xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết về “Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng dân sự?

Cơ sở pháp lý:

Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án này đã được hiến chương quy định tại Điều 106 Hiến pháp 2013:

“Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng dân sự - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Trên cơ sở đó tại Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tuân thủ pháp luật về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án được quy định như sau:

  1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
  2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
  3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.

Bản án, quyết định của toà án là văn bản tố tụng khác nhau do toà án ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự giữa các bên.

Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Quyết định của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cá nhân, cơ quan phải chấp hành bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Nếu người có hành vi không thi hành bản án, không chấp hành án, cản trở việc thi hành án thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Cụ thể, tại khoản 36 Điều 1 Nghị định số 67/2015/ NĐ-CP ngày 14/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/ 9/ 2013.

Kết luận về nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

Quy định này ràng buộc quyền hạn và nghĩa vụ của Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Ngoài việc phải có nhiệm vụ nghiêm chỉnh thi hành còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ đó.

Có nghĩa, Tòa án, cơ quan tổ chức có liên quan đến việc thi hành án, quyết định phải chịu trách nhiệm về tiến độ, thời hạn, hiệu quả thi hành án.

Tòa án sau khi đã xét xử xong vụ án, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án vẫn có nhiệm vụ:

  • Theo dõi sát sao việc thi hành bản án, quyết định
  • Cùng cơ quan thi hành án, quyết định một cách tốt nhất
  • Bảo đảm công lý quyền con người, quyền công dân
  • Quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước.

Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về việc Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng dân sự? Ngoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận