Người dân có quyền giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ không?

Đã có không ít những vụ việc người dân quay phim, chụp hình khi lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ.

Vậy người dân có quyền giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ không? Cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quyền người dân được giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 67/2019/TT-BCA, nhân dân được quyền giám sát hoạt động của lực lượng CAND trong việc thi hành quy định pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

Mặt khác, tại Điều 11Thông tư này cũng quy định các hình thức giám sát của nhân dân đối với chiến sĩ CSGT bao gồm:

  • Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
  • Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ;
  • Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Người dân có được phép giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Như vậy, khi bị yêu cầu dừng xe kiểm tra, người dân có thể quay phim chụp hình, giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chụp ảnh hay quay phim cần đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Những lưu ý khi giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ

Việc cho phép người dân giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ sẽ góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực trong lực lượng CSGT. Song để đảm bảo việc này được đúng quy định của pháp luật, người dân cần lưu ý:

– Quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của CSGT

– Chỉ được thực hiện trong khu vực cho phép, không được quay phim, chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình…

Kết luận, người dân được phép quay phim, chụp hình, giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ nhưng cần đảm bảo đúng quy định và không vi phạm pháp luật. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận