Người bị tạm giữ để điều tra hình sự là gì? Thời hạn, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ?

Luật sư ADB SAIGON sẽ cho bạn biết người bị tạm giữ là gì, quyền và nghĩa vụ trong quá trình bị tạm giữ thông qua bài viết sau đây.

Người bị tạm giữ là gì?

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự:

Điều 59. Người bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.”

nguoi-bi-tam-giu - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Quyền của người bị tạm giữ?

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, người bị tạm giữ có các quyền sau:

“2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.”

Nghĩa vụ của người bị tạm giữ?

Khoản 3 Điều 59 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định:

“3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.”

Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 118 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn tạm giữ được quy định như sau:

Điều 118. Thời hạn tạm giữ

1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.”

Nếu bạn đang cần tìm công ty Luật uy tín hỗ trợ các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai…. Bạn có thể liên hệ tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON để chúng tôi hỗ trợ.

Để lại một bình luận