Hiện nay, vấn đề về di sản thừa kế vẫn được rất nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là khi phân chia tài sản đối với những người thuộc diện thừa kế. Như vậy, trong trường hợp khi nào di sản thừa kế được phân chia lại? Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về việc khi nào di sản thừa kế được phân chia lại theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
Di sản thừa kế là gì?
Di sản là tài sản của người chết để lại. Pháp luật dân sự của nước ta từ trước đến nay chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm di sản mà chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về thành phần của di sản. Theo đó, Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Tuy nhiên, di sản và di sản thừa kế là hai thuật ngữ pháp lý hoàn toàn khác nhau, nếu như di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại thì di sản thừa kế là phần tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người đó để lại và chi phí liên quan đến thừa kế.
Như vậy, di sản thừa kế là phần di sản còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại và trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, như chi phí mai táng, chi phí quản lý di sản,…
Thời hiệu thừa kế
Thời hiệu thừa kế theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 là:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người
khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu thừa kế bao gồm ba loại thời hiệu, cụ thể:
– Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế. thời hiệu này dài hay ngắn phụ thuộc vào di sản thừa kế là bất động sản hay động sản. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu di sản thừa kế là bất động sản; là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu di sản thừa kế là động sản.
– Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác: Theo quy định tại khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Khi nào di sản thừa kế được chia lại?
Có người thừa kế mới
Trường hợp xuất hiện người thừa kế mới khi đã phân chia di sản thường xảy ra phổ biến đối với người thừa kế là con rơi (con ngoài giá thú) của người để lại di sản.
Đối với trường hợp này khoản 1 điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cách chia lại di sản thừa kế như sau:
“Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
Đây là trường hợp người nhận di sản thừa nhưng do vi phạm quy một trong các quy định của pháp luật nên bị truất quyền thừa kế.
Cách chia lại tài sản thừa kế trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Tìm thấy di chúc bị thất lạc
Kể từ thời điểm mở thừa kế đến trước khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại tài sản theo di chúc tìm được (di chúc bị thất lạc) thì phải chia lại di sản của người chết theo quy định tại khoản 3 điều 642 Bộ luật Dân sự 2015:
“Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.”
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về việc khi nào di sản thừa kế được phân chia lại theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com