Khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?

Sau khi thời điểm thừa kế được mở, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế sẽ được phân ra làm hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Vậy, khai nhận di sản thừa kế ở đâu và thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

– Luật Công chứng 2014

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Di sản là gì?

Theo giải thích của Từ điển tiếng Việt, di sản là tài sản của người chết để lại. Pháp luật dân sự của nước ta từ trước đến nay chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm di sản mà chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về thành phần của di sản. Theo đó, Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Tuy nhiên, di sản và di sản thừa kế là hai thuật ngữ pháp lý hoàn toàn khác nhau, nếu như di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại thì di sản thừa kế là phần tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người đó để lại và chi phí liên quan đến thừa kế.

Như vậy, di sản thừa kế là phần di sản còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại và trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, như chi phí mai táng, chi phí quản lý di sản,…

Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?

Khai nhận di sản thừa kế làm việc những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật thực hiện thủ tục khai nhận, xác lập quyền tài sản đối với phần di sản mà người chết để lại, việc khai nhận này được thực hiện tại Ủy ban nhân dân.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì việc khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân được thực hiện theo lựa chọn của những người thừa kế. Pháp luật không bắt buộc họ phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản tại Ủy ban nhân dân hai tại tổ chức hành nghề công chứng.

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì việc khai nhận di sản thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân huyện hoặc ủy ban nhân dân xã, cụ thể như sau:

– Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết trường hợp khai nhận di sản thừa kế mà di sản là động sản.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp khai nhận di sản mà di sản thừa kế là tài sản liên quan đến đất đai, nhà ở.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế-Hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Những người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau nên nếu muốn để lại tài sản cho mình anh thì những người còn lại nên lập văn bản từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế đến UBND xã hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản. Nếu người có văn bản từ chối nhận di sản rồi thì có thể không đến.

Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì anh mang giấy tờ này đi làm thủ tục sang tên cho bản thân.

Cụ thể cần thực hiện theo các bước thực hiện như sau:

Khi khai nhận di sản thừa kế thì hồ sơ cần chuẩn bị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

– Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (Giấy CNQSDĐ chẳng hạn)

– Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)

– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh)

Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.

– Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:

– Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

– Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; sổ đỏ; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận