Hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong Bộ luật hình sự Việt Nam? Vậy những loại tội phạm nào thì được áp dụng hình phạt tử hình? Cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.

Tử hình là gì?

Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.

Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (Theo khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Luật sư ADB SAIGON cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa và tham gia tranh tụng các vụ án hình sự cho mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, tổ chức – doanh nghiệp khắp Việt Nam. Cho công dân từ đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đang là người bị tố giác, người bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Luật sư bào chữa của chúng tôi tham gia từ giai đoạn tiền tố tụng (lấy lời khai về tin tố giác, bị tạm giữ hình sự…) giai đoạn khởi tố vụ án, điều tra vụ án, truy tố và xét xử vụ án.

Hình phạt tử hình-Luật sư ADB SAIGON

Quy định về hình phạt tử hình.

Hình phạt tử hình được quy định tại Điều 40 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:

Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.”

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận