Hiệu lực của di chúc được quy định thế nào?

Hiệu lực của di chúc là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quan hệ thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo di chúc. Việc xác định di chúc có hiệu lực hay không, một phần hay toàn bộ có ảnh hưởng cơ bản đến việc phân định di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực của di chúc? Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về Hiệu lực của di chúc theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Hiệu lực của di chúc là gì?

Hiệu lực của di chúc là giá trị pháp lý của di chúc làm phát sinh quyền thừa kế của cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc hoặc làm chấm dứt quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật. Như vậy, kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Vậy, hiệu lực của di chúc được xác định ở thời điểm nào? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết?

hieu-luc-cua-di-chuc-ho tro tu van phap ly nhanh

Di chúc có hiệu lực khi nào?

Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật được quy định như sau: Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Trường hợp cái chết của người để lại di sản là cái chết thực tế thì thời điểm họ chết chính là thời điểm mở thừa kế( thường được ghi nhận trên giấy chứng tử). Trường hợp người có tài sản bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo nội dung của quyết định Tòa án.

 

Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 về Thời hiệu thừa kế thì:

“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Từ những quy định trên có thể thấy, hiệu lực của di chúc được xác định từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm với bất động sản, 10 năm với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.

hieu-luc-cua-di-chuc-ho tro tu van phap ly nhanh

Các trường hợp di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

– Di chúc không có hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn còn hiệu lực.

Di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

– Trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận