Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015?

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự đã được xác lập nhưng không tuân theo các điều kiện để giao dịch có hiệu lực theo quy định của pháp luật nên bị hủy bỏ. Vậy hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như  thế nào? Mời bạn hãy cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Theo quy định tại điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, các điều kiện đó gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
  • Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2.Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3.Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4.Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5.Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc một giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia  giao dịch dân sự đó kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của các bên phát sinh từ chính giao dịch vô hiệu, chứ không phải phát sinh từ giao dịch.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau:

Khôi phục tình trạng ban đầu

Khoản 2 Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”. Quy định này giống với quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.

Bộ luật dân sự 2015 còn thêm khoản 5 với nội dung “Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”. Việc bổ sung này là cần thiết phù hợp với các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Vấn đề hoa lợi, lợi tức

Từ khi giao dịch dân sự được xác lập đến khi phải hoàn trả do giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản có thể làm phát sinh hoa lợi, lợi tức. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì cần phải xử lý những hoa lợi, lợi tức này.

Khoản 3 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Điều này có nghĩa là việc hoàn trả hay không hoàn trả hoa lợi, lợi tức phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của bên nhận tài sản như các quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Vấn đề bồi thường thiệt hại

Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại Bộ luật dân sự 2015 quy định theo hướng “bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Khoản 4 điều 131 Bộ luật dân sự 2015).

Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường.

Về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho giao dịch dân sự vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận