Xe không chính chủ là một lựa chọn hoàn hảo khi người mua có thể sở hữu một chiếc xe đẹp, chất lượng tốt với mức giá hời.
Vậy, hiểu thế nào là xe không chính chủ? Mức xử phạt ra sao? Hãy tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Xe không chính chủ là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 4 điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi không chính chủ được hiểu cơ bản chính là việc chủ xe đã không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.
Có thể hiểu đúng sử dụng xe không chính chủ không phải là việc mượn xe của người khác khi tham gia giao thông, mà là việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định về xe không chính chủ khi mua, được cho, được tặng, được thừa kế.
Đi xe không chính chủ có bị xử phạt?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định của pháp luật.
Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Trường hợp người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ.
Khi nào đi xe không chính chủ bị phạt?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:
– Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
– Công tác đăng ký xe.
Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là được, sẽ không bị xử phạt về lỗi đi xe không chính chủ dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:
- CMND/CCCD
- Giấy đăng ký xe.
- Bằng lái xe.
- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).
Lỗi xe không chính chủ phạt bao nhiêu?
Điều 30 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với trường hợp không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe như sau:
Đối với xe máy
Trường hợp mua, được cho tặng, nhận thừa kế xe máy mà không sang tên sẽ bị phạt tiền
- Từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với trường hợp chủ xe là cá nhân;
- Từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với trường hợp chủ xe là tổ chức.
Đối với xe ô tô
Mức xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên đối với ô tô khá là lớn:
- Đối với cá nhân là từ 2 triệu đến 4 triệu đồng,
- Đối với tổ chức là phạt từ 4 triệu đến 8 triệu đồng.
Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com