Di chúc bị thất lạc, hư hại được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015?

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản trước khi chết nhằm phân chia tài sản đó. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không phải bất cứ ai cũng có thể bảo quản, giữ gìn những bản di chúc này một cách cẩn thận, chu đáo. Mà đôi khi vì nhiều lý do khách quan, chủ quan những bản di chúc bị thất lạc hoặc hư hại. Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về Di chúc bị thất lạc, hư hại theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Di chúc bị thất lạc, hư hại là như thế nào?

Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành đã đưa ra quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại tuy nhiên lại không có định nghĩa rõ ràng như thế nào là di chúc thất lạc, như thế nào là hư hại.

Ta có thể hiểu một cách đơn giản thì thất lạc là các chủ thể để lạc mất, không tìm thấy di chúc, do vậy nên di chúc thất lạc được hiểu là di chúc bị đã được lập, có tồn tại trong thực tế nhưng tất cả các chủ thể có liên quan đều không biết di chúc đó đang được để ở đâu.

Còn hư hại cũng theo cách hiểu thông thường là bị hỏng, bị thiệt hại, không còn nguyên vẹn như khi di chúc được lập ra lúc đầu. Chính bởi do vậy mà di chúc bị hư hại được hiểu là bản di chúc đã được lập, có tồn tại trên thực tế nhưng di chúc đó không còn nguyên vẹn, nguyên bản như lúc ban đầu, có thể bị hư hỏng một phần hoặc toàn bộ di chúc.

di-chuc-bi-that-lac-ho tro tu van phap ly nhanh

Xử lý chia thừa kế như thế nào khi di chúc bị thất lạc, hư hại?

Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích để chuyển tài sản của mình cho người khác.

Di chúc được thể dưới hai hình thức do pháp luật quy định đó là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Đối với trường hợp di chúc được lập bằng văn bản trong quãng thời gian từ khi di chúc được lập cho đến khi di sản được chia, có thể xảy ra tình trạng thất lạc, hư hỏng, khi đó việc chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Căn cứ theo quy định Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 về Di chúc bị thất lạc, hư hại như sau:

1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

di-chuc-bi-hu-hai-ho tro tu van phap ly nhanh

Theo quy định trên thì di chúc bị thất lạc, hư hại tại thời điểm mở thừa kế được coi không có di chúc. Bởi vì khi di chúc bị thất lạc hoặc bi hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc. Trong trường hợp này, di sản của người thừa kế được chia theo pháp luật.

Nếu tại thời điểm chia tài sản mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. Ngoài ra nếu áp dụng thời hiệu thừa kế, mà di sản đã chia theo pháp luật mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia lại theo di chúc nếu người thừa kế yêu cầu.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Di chúc bị thất lạc, hư hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận