Cơn sốt bất động sản là gì? Nguyên nhân và hệ lụy khi cơn sốt bất động sản đi qua. Tâm lý lo sợ về lạm phát đã gia cố niềm tin của không ít nhà đầu tư rằng bất động sản (BĐS) là “nơi trú ẩn” an toàn và giá trị sẽ tăng theo thời gian. Điều này là cơ hội cho nhiều nhà đầu cơ chuyên nghiệp thi nhau thổi giá, Người ở thành đổ về vùng ven mua đất vì tâm lý đô thị hóa về nông thôn khiến cho thị trường BĐS tỉnh lẻ nóng lên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, không ít nhà đầu tư chợt giật mình nhận ra nhiều khả năng chính mình đã và đang “đu đỉnh”, đồng thời, âm thầm thoát hàng bằng mọi giá.
Mục lục bài viết
Những cơn sốt bất động sản tại Việt Nam
Ở Việt Nam từ Đổi mới đến nay có 4 lần sốt đất trên toàn quốc. Đó là các năm 1990-1992; 2000-2002; 2007-2008 và 2020-2022.
Nguyên nhân chính tạo ra những cơn sốt bất động sản
-Hai cơn sốt đất đầu tiên, theo tôi nguyên nhân vì Việt Nam chuyển từ cơ chế bao cấp sang thị trường, giá đất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phải ngang bằng với giá đất các đô thị lớn của các nước trong khu vực.
– Cơn sốt giai đoạn 2007-2008 hơi khác, đó là khi thị trường chứng khoán bị nổ bong bóng, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang Việt Nam, và họ phải kích tăng giá đất ở Việt Nam lên bằng một vài giao dịch giá cao ban đầu, sau đó làm dòng tiền ồ ạt đổ vào bất động sản.
-Đây là lần đầu tiên công bố quy hoạch tổng thể quốc gia, các đề xuất của quy hoạch mới được đưa ra, như quy hoạch sân bay Bình Phước. Mới đề xuất lập quy hoạch sân bay này mà ngay lập tức đã hình thành chợ bất động sản nơi dự kiến đặt sân bay.
-Đồng thời, Chính phủ cũng có quyết định tăng đầu tư công về hạ tầng , như làm đường cao tốc Bắc-Nam, thành lập những thành phố trực thuộc thành phố… Bên cạnh đó, dịch Covid cũng khiến nhiều người dân thất nghiệp, mất thu nhập, họ buộc phải tìm nơi đầu tư khác. Những người dân nhiều tiền đã đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán. Cầu về bất động sản tăng lên rất cao nhưng cung về nhà rất thấp, vì những vướng mắc của Luật Đất đai chưa gỡ được, phê duyệt các dự án vẫn chậm, nhiều nơi không phê duyệt, tạo ra chênh lệch cung cầu. Đó là những điều kiện để dẫn tới cơn sốt đất.
-Có một nguyên nhân thứ yếu nữa là các cò đất đua nhau thổi giá. Các nhà đầu tư lớn sử dụng thủ thuật đấu giá đất, trả cao hơn giá thị trường nhiều lần rồi bỏ cọc, đẩy mặt bằng giá đất lên cao. Trong đợt sốt giá lần này tôi nhận thấy chỉ những người giao dịch thật là khổ, bởi vì giao dịch thành công không nhiều, nhưng giá vẫn nằm ở trên cao.
Những hệ lụy sau khi cơn sốt bất động sản đi qua
-Theo các chuyên gia về BĐS, cơn sốt bất động sản dù ở đâu cũng có thể khiến nợ xấu tăng và làm xáo trộn đời sống kinh tế, xã hội của cả khu vực. Tăng nguy cơ đổ vỡ thị trường BĐS, là cận kề trong bối cảnh người có nhu cầu thực lại không đủ tiềm lực tài chính để sở hữu nhà đất, vì giá đất liên tục tăng cao. Trong khí đó, đa phần là giới đầu cơ tỉnh ngoài ngoài đến mua bán mà đại bộ phận là mua bán đất rừng, đất trang trại. Đến khi lượng cầu tỉnh ngoài rút lui, thậm chí việc bán tháo cũng là bất khả thi.
-Với nhiều nhà đầu tư, đến thời điểm này có thể rất khó để tìm ra người mua lại BĐS trong bối cảnh giá đất bị thổi lên rất cao. Khi đó, vừa bị “chôn” vốn trong thời gian dài, vừa chịu áp lực lãi vay. Đến một thời điểm nào đó thì nguy cơ họ mất khả năng trả nợ là rất cao, khoản vay của họ thành nợ xấu, ngân hàng cũng rất khó để thu hồi số tiền cho vay.
-Cơn sốt đất ảo sẽ khiến giá đất tăng ảo, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, làm thổi phồng bong bóng BĐS. Khi xuất hiện cơn sốt bất động sản ảo, dòng tiền đổ vào BĐS ngày càng lớn, bong bóng được bơm căng và đến ngưỡng nào đó có thể xảy ra đổ vỡ hoặc giảm tốc bất ngờ, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Đáng lẽ ra, dòng tiền được đầu tư để sản xuất tiêu dùng, quay vòng vốn để tái sản xuất, phát triển kinh tế thì trước cơn sốt đất ảo có thể trở thành dòng tiền “bất động”.
-Khi thị trường BĐS giảm mạnh, hệ lụy trước hết là tiền của người dân, doanh nghiệp đổ vào BĐS quá nhiều. Trong khi đó, tiền đầu tư vào sản xuất, kinh doanh là đồng tiền động, đồng tiền đầu tư vào BĐS là đồng tiền “chết”, nó tạo ra giá trị ảo chứ không tạo ra giá trị thật, và trên hết chính nó cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của xã hội
-Qua khảo sát một số nơi trên địa bàn tỉnh vùng ven, đến thời điểm hiện nay, mặc dù vẫn còn giao dịch ở nhiều phân khúc như đất nền, đất rừng, đất trang trại, nhưng số lượng giao dịch thành công giảm khá nhiều so với cách đây vài tháng. Nguyên nhân chủ yếu giới đầu cơ cũng phải thừa nhận là do giá BĐS trong cơn sốt bất động sản trên địa bàn đã tăng quá cao so với thu nhập của phần đông người dân.
Trên thực tế, có những thời điểm, hầu hết các trung tâm môi giới này chủ yếu tiếp đón dân tỉnh ngoài về tìm mua đất tại địa phương, tìm đỏ mắt cũng chẳng thấy người dân trong tỉnh dòm ngó đến. Khi cơn sốt bất động sản đi qua, hiện tại hiều người quyết định không xuống tiền. Nhiều người còn cho rằng, thay vì mua đất thì gửi ngân hàng cũng là cách hiệu quả, đợi một vài năm tới nếu thị trường BĐS giảm về giá trị thực có thể xem xét đầu tư.
Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537,Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com