Ly hôn là sự kiện làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Sự kiện này đặt ra các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con và cấp dưỡng. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung, đặc biệt là về quyền nuôi con khi ly hôn.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc luật sư tư vấn ly hôn, Luật sư ADB SAIGON chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con và cấp dưỡng linh hoạt, nhanh chóng và tiện lợi.
Cơ sở pháp lý về quyền nuôi con và cấp dưỡng
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn được quy định như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng như cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Căn cứ theo Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quy định mức cấp dưỡng như sau:
- Có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc các người giám hộ của người đó. Tức là người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với con hoặc với người đang trực tiếp nuôi con.
- Cũng theo điều luật này, mức cấp dưỡng được xác định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu bên không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng này cũng có thể thay đổi do thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hiện nay, chưa có văn bản quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nên để xác định mức cấp dưỡng cụ thể, Tòa án thường căn cứ vào chứng từ, hóa đơn,… liên quan đến chi phí hợp lý để nuôi dưỡng, chăm sóc con và thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn chi tiết về quyền nuôi con và cấp dưỡng. Vui lòng liên hệ về văn phòng luật sư tại Bình Dương
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON
Địa chỉ: 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Số điện thoại: 0907 520 537 (CEO); 0377 377 877 (hotline); 0369 027 027 – 0855 017 017
Website: www.adbsaigon.com – www.luatbinhduong.net – www.luatbinhduong.com
Email: info@adbsaigon.com
Em có 2 con 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu chưa được 1 tuổi, từ lúc sinh 2 cháu em ở nhà chăm cháu và làm nội trợ nếu em ly hôn em có thể đuoc quyền nuôi 2 cháu luôn không vậy ạ ? Và nếu không thì có cách nào để em giành quyền nuôi con không vậy ạ ?
Cảm ơn chị Dương đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Theo quy định con nhỏ dưới 36 tháng sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi, trường hợp chị muốn nuôi 2 bé cần xem xét nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, hoàn cảnh… Để được tư vấn kỹ hơn chị có thể đến trực tiếp văn phòng công ty Luật ADB SAIGON hoặc chị liên hệ trực tiếp qua SĐT 0855017017 để được luật sư tư vấn. Thân