Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam và nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào ?

Đóng thuế thu nhập cá nhân làm tăng trưởng nền kinh tế nước nhà, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo một cuộc sống đầy đủ hơn cho những đối tượng gia cảnh khó khăn bằng những chính sách phúc lợi.

Thuế thu nhập cá nhân-tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Khái niệm cụ thể về thuế thu nhập cá nhân chưa xuất hiện trong các văn bản Pháp luật của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dựa trên Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (Sửa đổi, bổ sung trong năm 2018) cũng như một số nghị định, thông tư hướng dẫn, có thể hiểu:Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Thông thường thu nhập cá nhân phải chịu đánh thuế thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, nghĩa là được tính căn cứ dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam

  1. Trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân  =  Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế (TNTT) = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công – Các khoản thu nhập được miễn thuế (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

BậcThu nhập tính thuế /thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 triệu đồng (triệu đồng)5%0 triệu đồng + 5% TNTT5% TNTT
2Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng10%0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng10% TNTT – 0,25 triệu đồng
3Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng15%0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng15% TNTT – 0,75 triệu đồng
4Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng20%1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng20% TNTT – 1,65 triệu đồng
5Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng25%4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng25% TNTT – 3,25 triệu đồng
6Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng30%9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng30 % TNTT – 5,85 triệu đồng
7Trên 80 triệu đồng35%18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng35% TNTT – 9,85 triệu đồng

– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm công ty cổ phần trả thu nhập cho người nộp thuế.

Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.

  1. Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuếxThuế suất 10%

thuế thu nhập cá nhân  Đối với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân =Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền côngxThuế suất 20%

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Thu nhập chịu thuế được xác định tại công việc “Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công”.

– Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

 

 

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

 

 

=

Số ngày làm việc cho công việc Việt Nam 

 

x

 

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

 

 

+

 

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày trong năm

Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

 

 

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

 

 

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam 

 

x

 

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

 

 

+

 

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Trong đó:

– Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

– Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Việc đóng thuế thu nhập cá nhân vẫn luôn được xem như là một nghĩa vụ của mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Bằng khoản đóng góp từ thu nhập cá nhân sẽ làm tăng thêm nguồn thu cho nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên  hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận