CÁCH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về các loại tài sản có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng có thể thực hiện góp vốn trực tiếp mà phải thông qua bước định giá tài sản góp vốn.

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.(Theo Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh  nghiệp 2020).

Sau đây, Luật sư ADB SAIGON sẽ làm rõ qua bài viết dưới đây.

Định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp định giá tài sản góp vốn bằng 2 hình thức sau:

  • Trước tiên các thành viên/cổ đông công ty sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận.
  • Nếu các thành viên/cổ đông công ty không thỏa thuận được thì việc thẩm định sẽ do 1 tổ chức thẩm định giá thẩm định giá trị tài sản. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Cách định giá tài sản góp vốn - Luật sư ADB SAIGON

Sau khi thành lập doanh nghiệp

Định giá tài sản góp vốn trong quá trình Doanh nghiệp hoạt động bằng một trong hai hình thức dưới đây:

  • Do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.
  • Do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Việc định giá tài sản góp vốn đối với mỗi loại tài sản mang tính đặc thù riêng, đặc biệt là đối với các loại tài sản vô hình thì việc định giá rất phức tạp và chưa có nhiều quy định hướng dẫn cụ thể. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 quy định về Thẩm định giá tài sản vô hình được ban hành kèm Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

Tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

– Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

– Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;

– Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;

– Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1.

Các thông tin cần thu thập khi định giá tài sản vô hình

– Mục đích thẩm định giá;

– Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;

– Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);

– Thời điểm thẩm định giá;

– Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;

– Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;

– Các thông tin nêu tại điểm 3.1;

– Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Phương pháp thẩm định giá

  • Phương pháp chi phí thay thế
  • Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình
  • Phương pháp lợi nhuận vượt trội
  • Phương pháp thu nhập tăng thêm

Ngoài ra, Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin tư vấn pháp luật hình sự hoặc cần luật sư tư vấn ly hôn nhanhthủ tục khai nhận di sản thừa kế… có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0907 520 537, qua zalo hoặc nhắn tin qua Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận