Bồi thường người lao động khi bị đuổi việc trái quy định

Khởi kiện đòi bồi thường người lao động khi bị đuổi việc là tranh chấp phát sinh thường xuyên trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Vậy bị đuổi việc vô lý thì người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi? Hãy cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu.

Thế nào là hành vi đuổi việc?

“Đuổi việc” chỉ là ngôn ngữ chúng ta thường nói. Theo quy định của Bộ luật Lao động, hành vi đuổi việc người lao động được hiểu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Bồi thường người lao động khi đuổi việc trái quy định - Luật sư ADB SAIGON

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

Căn cứ theo quy định tại (Điều 34 Bộ Luật lao động 2019), người sử dụng lao động cho nhân viên nghỉ việc đúng luật khi nằm trong các trường hợp sau:

  • Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật lao động 2019.
  • Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019.
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Bồi thường người lao động khi bị đuổi việc trái quy định

Theo quy định khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; thì phải có trách nhiệm bồi thường người lao động các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại.

Căn cứ tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

văn phòng luật sư giỏi tại Bình Dương_slide 1 - Luật sư ADB SAIGON

Theo đó:

  • Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  • Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày nhân viên không được làm việc và phải trả thêm cho nhân viên một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Trường hợp nhân viên không muốn tiếp tục làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận lại nhân viên thì ngoài các khoản bồi thường trên phải trả thêm trợ cấp thôi việc.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý thì ngoài các khoản trên phải bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON

25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 – 0369.027.027 – 0855.017.017

Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com;   Email: info@adbsaigon.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *