Ai có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa?

Luật sư ADB SAIGON chia sẻ với bạn về quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa theo quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây. Có quyền lựa chọn, chỉ định người bào chữa thì cũng có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa?

Tại khoản 1 Điều 77 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định những người có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa:

Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:

a) Người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.

Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Trình tự, thủ tục thay đổi hoặc từ chối người bào chữa?

Tại khoản 2,3 Điều 77 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.

Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Người bào chữa được chỉ định có quyền từ chối bào chữa không?

Cùng với việc bị can, bị cáo từ chối luật sư bào chữa thì có điều ngược lại hay không? Theo điểm b, khoản 2, Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa thì luật sư có nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa nếu:

– Không vì lý do bất khả kháng

– Không phải do trở ngại khách quan

Luật sư nếu không chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì không được phép từ chối bào chữa.

Ngoài ra, tại Điều 9 các hành vi bị cấm của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì, việc từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng trừ lý do bất khả kháng là hành vi bị cấm đối với mỗi Luật sư.

Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho các cơ quan này cùng với người được bào chữa biết.

Nếu bạn đang cần tìm công ty Luật uy tín hỗ trợ các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai… Bạn có thể liên hệ tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON để chúng tôi hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *