Ai có quyền thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền được thành lập công ty (doanh nghiệp), được lựa chọn phương thức và hình thức kinh doanh, được quyền mở rộng đầu tư theo nhu cầu của mình,….

Tuy nhiên, khi cá nhân tổ chức thành lập công ty thì cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hay những cá nhân không được thành lập công ty là ai?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty

thành lập công ty - tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

 Theo quy định tại Điều 17 của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:

“Tổ chức, mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo khoản Khoản 2 Điều 17 quy định như sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

…………..

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

>>> Như vậy, có thể hiểu rằng, ngoài các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020 thì mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền được thành lập doanh nghiệp.

Người không có thẩm quyền thành lập công ty

Cụ thể, các đối tượng không có thẩm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp gồm:

  • Các cán bộ và lãnh đạo ở trong các cơ quan của nhà nước và vị trí thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Ngoài ra, các cá nhân chưa thành niên hoặc bị mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự và các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp.
  • Những cá nhân, đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc cũng không được quyền thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, ngoài các đối tượng trên, tất cả các chủ thể còn lại đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Cá nhân có thể đăng ký thành lập công ty

thành lập công ty- tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

Theo quy định của Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 có thể hiểu rằng mọi cá nhân là:

  • Người Việt Nam
  • Người nước ngoài không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú,
  • Nếu không thuộc trường hợp cấm quy định tại Khoản 2 Điều 17

>>> Đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Hạn chế với loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc công ty Hợp danh như sau:

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân hoặc thành lập duy nhất một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một duy nhất một công ty hợp danh ( trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó có thỏa thuận và quy định khác).

Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh là cá nhân vẫn có quyền được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhiều công ty cổ phần.

Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty.

Khi đó, công ty do cá nhân nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Chủ thể tổ chức thành lập công ty

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp ,bao gồm cả:

  • Doanh nghiệp trong nước,
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.

>>> Đều có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập góp vốn  doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Đối với tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam có thêm dự định thành lập công ty mới tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp công ty đang có dự định thành lập do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty mới thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư

b) Trường hợp công ty đang có dự định thành lập do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thành lập, hoặc tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và không phải thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Trường hợp này dự dán đầu tư áp dụng theo quy định tương tự đối với dự án đầu tư trong nước.

Trên đây là các quy định của pháp luật về những chủ thể có quyền thành lập công ty và những chủ thể không có quyền thành lập và quản lý công ty.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *