Những hoạt động bị cấm thực hiện khi có quyết định giải thể được quy định trực tiếp tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo đó, pháp luật ghi nhận các hành động tiêu cực có nguy cơ ảnh hưởng đến các đối tượng cần được bảo vệ khi doanh nghiệp có quyết định giải thể. Đây là hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ, khách hàng và người tiêu dùng.
Hãy cùng tìm hiểu 7 hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020
Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể
Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Hoạt động bị cấm khi có quyết định giải thể
Theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020 Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động bị cấm sau đây:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản;
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
- Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Hậu quả pháp lý các hoạt động bị cấm thực hiện khi có quyết định giải thể
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này các hoạt động bị cấm (nêu trên) có thể bị. Một trong 02 trường hợp nêu dưới đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về việc 7 hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể. Ngoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON.
Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com